Chủ tịch Fed khẳng định phải chấp nhận rủi ro suy thoái kinh tế để kiềm chế lạm phát
Fed nâng lãi suất ở tốc độ mạnh tay nhất tính từ thập niên 1980 bởi lo ngại rằng giá cả cao sẽ có thể thay đổi tâm lý tiêu dùng của người dân theo những cách gây ra lạm phát cao tệ hại hơn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong bài phát biểu mới đây nhất nói rằng ông lo lắng về rủi ro không thể kiềm chế được lạm phát hơn là khả năng nâng lãi suất lên mức quá cao và đẩy kinh tế vào suy thoái, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Trong ngày thứ Tư, ông Powell nói: "Liệu có rủi ro chúng tôi sẽ đi quá xa hay không? Chắc chắn có những rủi ro. Sai lầm lớn nhất chính là liệu có thất bại trong việc khôi phục ổn định giá cả".
Các quan chức thuộc Fed đang nâng lãi suất ở tốc độ mạnh tay nhất tính từ thập niên 1980 một phần bởi lo ngại rằng giá cả cao sẽ có thể thay đổi tâm lý tiêu dùng của người dân theo những cách gây ra lạm phát cao tệ hại hơn. Các chuyên gia kinh tế tin rằng kỳ vọng lạm phát trong tương lai hoàn toàn sẽ có thể trở thành hiện thực. Thực tế này đồng nghĩa với việc Fed sẽ có thể buộc phải nâng lãi suất cơ bản đồng USD cao hơn so với kỳ vọng.
Ông Powell nói rằng ngân hàng trung ương sẽ cần phải nâng lãi suất nhanh chóng, thậm chí nếu như nó làm tăng rủi ro suy thoái kinh tế nhằm ngăn mối họa tệ hại hơn cho nền kinh tế, hoặc nếu không lạm phát sẽ kéo dài. Ông khẳng định Fed không thể nào điều chỉnh lãi suất dần dần bởi lo ngại lạm phát cao sẽ có thể khiến người tiêu dùng và những người điều chỉnh giá cả trên thị trường kỳ vọng giá cả sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian dài.
"Thời gian dường như đang rất gấp gáp. Rủi ro chính ở chỗ bởi có quá nhiều cú sốc, bạn sẽ cần phải chuyển sang cơ chế lạm phát cao. Công việc của chúng tôi là sẽ cần phải ngăn điều đó xảy ra và chúng tôi sẽ làm như vậy", ông Powell phân tích.
Ngân hàng trung ương trên khắp thế giới hiện đang vội vàng nâng lãi suất trong bối cảnh áp lực giá cả tăng cao. Chi phí nhiên liệu tăng cao và các yếu tố gián đoạn nguồn cung bắt nguồn từ căng thẳng Nga – Ukraine đã đẩy giá lên cao trong những tháng gần đây.
Tại Mỹ, các đợt tăng giá không khỏi đẩy cao lạm phát từ trước đó vốn đã cao khi mà nhu cầu tăng vào năm ngoái từ sau khi nền kinh tế mở cửa và các gói kích cầu mạnh tay của chính phủ.
Tính từ tháng 3/2022, Fed đã nâng lãi suất liên bang ba lần từ mức 0% lên ngưỡng từ 1,5% lên mức 1,75% trong đó có đợt nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào tháng này, mức tăng lãi suất mạnh nhất trong 28 năm. Ông Powell và nhiều đồng nghiệp đã phát đi thông điệp hoàn toàn có khả năng sẽ có đợt nâng lãi suất với mức độ tương tự trong cuộc họp tiếp theo của Fed vào ngày 26 và 27/7/2022.
Tuyên bố của ông Powell vào ngày thứ Tư có thể coi như động thái mới nhất về việc Fed sẽ không ngừng nâng lãi suất cho đến khi Fed tin rằng lạm phát đã trong tầm kiểm soát, thậm chí nếu như điều đó gây ra suy thoái kinh tế. Dù rằng suy thoái kinh tế vô cùng tệ hại, nó dẫn đến việc làm và sản lượng kinh tế suy giảm, các quan chức thuộc Fed tin rằng lạm phát cao càng tệ hại hơn bởi việc chờ đợi giải quyết được vấn đề đó sẽ phải chấp nhận một đợt suy thoái tệ hại hơn khác.
Thông điệp của ông nhắm đến ngăn lạm phát kỳ vọng tăng lên và giúp cho nhà đầu tư tính toán kỹ lưỡng hơn về các đợt nâng lãi suất trong tương lai.
Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester, cũng nói đến cách ứng phó của ngân hàng trung ương theo cách giống như chủ tịch Fed đưa ra. Bà khẳng định sẽ thật sai lầm nếu Fed cho rằng lạm phát sẽ trở lại ngưỡng thấp hơn so với thực tế.
Nguồn: Cafef.vn